Những quyển sách hay những chỉ dừng lại ở tác phẩm văn học đơn thuần, nhưng cũng có có những tác phẩm mãi ám ảnh bạn về sau. Đôi khi, những tác phẩm ấy thậm chí còn có thể thay đổi thế giới quan của bạn.
Sau đây là những quyến sách hay được tờ Independent đề cử – lấy cảm hứng từ top 100 của Amazon và gợi ý của những thành viên trên Goodreads. Chúng ta hãy cùng điểm qua những quyển sách hay này nhé.
“1984” (George Orwell) (*)
Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1949 nhưng đây là một trong những quyển sách hay còn lưu giữ giá trị cho đến ngày nay. “1984” đưa ra những khái niệm mới, tiêu biểu là khái niệm “Anh Cả” (ám chỉ một xã hội bị kiểm soát triệt để bởi chính quyền).
Qua “1984”, Orwell vẽ ra một tương lai ảm đạm, ám ảnh độc giả từ đầu đến cuối.
“Brave New World” (Aldous Huxley)
“Brave New World” kể về một xã hội lý tưởng do những người kiểm soát thế giới tạo ra.
Trong khi đa số những người sống trong xã hội đó hài lòng với việc bị tẩy não thì một bộ phận thiểu số lại khao khát tự do. Đó quả thật là một xã hội rất đáng sợ.
“Frankenstein” (Mary Shelly)
Bác sỹ Victor Frankenstein, người thổi hồn cho xác chết để rồi ghê sợ chính kiệt tác của mình.
Bị dày vò và lạc lõng, sinh vật vô tội tấn công chính cha đẻ của mình. Ngay khi đã gấp lại cuốn sách, độc giả vẫn còn trăn trở: “Liệu kết cục bi đát của Victor có phải là sự trừng phạt của Thượng Đế?”
“The Trial” (Franz Kafka)
Josef K., một nhân viên nhà băng bị bắt. Để chứng minh mình vô tội mà anh ta bị cuốn theo Mê Cung Pháp Luật.
Tác phẩm được viết vào năm 1914 và xuất bản vào năm 1925, một năm sau khi Kafka mất. Chúng ta phải thầm cảm ơn Max Brod vì nếu không có ông, Frank Kafka đã đốt hết tác phẩm của mình.
“Neuromancer” (William Gibson)
“Neuromancer” là tác phẩm đầu tiên giành được cả ba giải thưởng danh giá – giải thưởng Nebunal, giải thưởng Hugo và giải thưởng Phillip K. Dick.
Qua “Neuromancer”, William Gibson mở ra một ký nguyên mới cho thể loại tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hậu hiện đại.
“The Things They Carried” (Tim O’Brien)
Tim O’Brien viết quyển sách này dựa trên những trải nghiệm của chính ông khi tham gia chiến tranh Việt Nam từ năm 1969 đến năm 1970.
Phong cách bán tự truyện của tác phẩm đã xóa mờ lằn ranh giữa hiện thực và phi hiện thực.
“Slaughterhouse Five” (Kurt Vonnegut)
Được xem như một trong những cuốn sách phản chiến vĩ đại nhất, “Slaughterhouse Five” kể lại cuộc đánh bom Dresden dưới góc nhìn của Billy Pilgrim – một người lính bị bắt làm tù binh du hành xuyên thời gian.
“Fahrenheit 451” (Ray Bradbury)
Trong tương lai, sách sẽ biến mất. Đối với Montag, nhân vật chính, đó là chuyện quá đỗi bình thường cho đến một ngày, anh ta nhìn lại quá khứ…
Cốt truyện hấp dẫn và dàn nhân vật có chiều sâu đã khiến độc giả không thể bỏ cuốn sách xuống.
“A Confederacy of Dunces” (John Kennedy Toole)
Tác phẩm được xuất bản 11 năm sau khi Toole tự tử và mang lại cho ông giải Pulitzer danh dự.
Ignatius J.Reilly là một gã vô công rỗi nghề sống chung với người mẹ ở New Orleans. Trên hành trình đi…xin việc của mình, hắn gặp nhiều người thú vị. Reilly được ví như Don Quixote thời hiện đại.
“In Cold Blood” (Truman Capote)
Năm 1959, bốn thành viên trong gia đình Clutter ở Holcomb, Kansas bị giết chết.
Khi nghe tin về vụ án mạng, Truman Capote cùng với Harpee Lee đã đến Kansas để phỏng vấn những người dân địa phương và những nhà điều tra. Dựa trên những thông tin có sẵn, Truman Capote dành ra sáu năm để viết “In Cold Blood” – một trong những quyển sách hay nhất về tội phạm.
“Lord of the Flies” (William Golding)
Tác phẩm là best-seller và được đưa vào trường học những năm 60. Nội dung xoay quanh một nhóm người mắc kẹt trên hoang đảo. Khi khó khăn ập đến, bản chất của con người dần hiện lên một cách phũ phàng.
Một cuốn sách gây tranh cãi và xếp thứ 8 trong danh sách những tác phẩm cấm của Hiệp Hội Thư Viện Hoa Kỳ.
“The Alchemist” (Paulo Coelho)
“The Alchemist” kể về một chàng trai chăn cừu trên hành trình đi tìm kho báu đã học được những bài học đắt giá.
Tác phẩm được xếp vào những quyển sách hay trong việc đem đến nguồn động lực cho những ai muốn theo đuổi giấc mơ của mình.
“Tuesdays with Morrie” (Mitch Albom)
Tác phẩm là một câu chuyện cảm động về tình thầy trò.
Mitch, sau một thời gian dài mất liên lạc với thầy, đã có cơ hội gặp thầy trong những tháng cuối cuộc đời ông. Thế là từ đó, Mitch đến thăm Morrie mỗi ngày thứ Ba. Những buổi nói chuyện giữa hai người đã khiến Mitch nhìn thế giới theo một cách rất khác.
“The Picture of Dorian Gray” (Oscar Wilde)
Tác phẩm là câu chuyện về một người đàn ông bán linh hồn để có được tuổi trẻ vĩnh cửu. Kể từ khi ra mắt lần đầu vào năm 1890, tác phẩm gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nó vẫn được đọc đến bây giờ.
“A Clockwork Orange” (Anthony Burgess)
Tác phẩm này từng được đạo diễn bậc thầy Stanley Kubrick chuyển thể. Qua cuốn sách, Anthony Burgess vẽ ra một bức tranh thiện ác lẫn lộn và thể hiện quan điểm của mình về sự tự do của con người.
“Thinking Fast and Slow” (Daniel Kahneman)
Tác phẩm đã mang về giải Noble cho Daniel Kahneman. Daniel Kahnemen phân chia cách nghĩ của chúng ta thành hai hệ thống – Hệ Thống 1 nhanh và thiên về cảm xúc còn Hệ Thống 2 chậm hơn, thiên về lý trí.
‘The Name of the Rose” (Umberto Eco)
Tác phẩm đầu tiên của Umberto Eco đã bán được 50 triệu bản trên toàn thế giới. Kể từ khi ra mắt, cuốn sách đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều lĩnh vực khác, bao gồm: trò chơi điện từ, phim ảnh, âm nhạc. “My Name is Red” của Orphan Pamuk cũng dựa trên tác phẩm này.
“The Stranger” (Albert Camus)
“The Stranger” là câu chuyện về một người đàn ông mắc bệnh tâm thần, bị tống giam vì giết người và ngồi chờ hành hình. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Albert Camus, thể hiện quan điểm của ông về “sự phi lý”.
“Outliers” (Malcolm Gladwell)
Thông qua “Outliers”, Malcolm Gladwell khám phá thế giới của những con người nổi tiếng nhất, thành đạt nhất và đặt câu hỏi tại sao họ lại khác biệt so với phần còn lại.
Ông giải thích mọi thứ, từ bí mật của những tỉ phú phần mềm cho đến phẩm chất khiến The Beatles thành biểu tượng.
“Ender’s Game” (Orson Scott Card)
Orson Scott Card vẽ ra một thế giới mà trẻ em được huấn luyện thành chiến binh để đối phó với sự tấn công của người ngoài hành tinh.
Trong nhóm những chiến binh trẻ nổi lên Ender Wiggin – một thiên tài quân sự. Ender đã phải đối mặt với áp lực, sự bỏ rơi, sự thù địch và nỗi sợ trong xã hội giả định này.
“Catch 22” (Joseph Heller)
Cuốn tiểu thuyết “Catch 22” kể về Yossarian, một phi công lái máy bay cho quân đội Ý trong thế chiến thứ Hai. Để không phải bay, Yossari phải chứng minh mình bị điên. Chỉ người điên mới lái máy bay. Nếu Yossari bị điên thì anh ta sẽ lái máy bay, nếu anh ta bình thường thì anh ta sẽ không muốn lái, nhưng nếu anh ta bình thường thì anh ta buộc phải lái.
“Catch 22” thể hiện sự bất lực của con người trong chiến tranh.
“Animal Farm” (George Orwell)
Lại một tác phẩm châm biếm chính trị sâu sắc của Orwell.
Chán nản với loài người, những con vật trong trang trại nổi dậy và giành quyền kiểm soát, nhưng chúng nhận ra mọi việc không như chúng muốn.
Đừng để bề ngoài trông có vẻ đơn giản này đánh lừa!
“Moonwalking with Einstein: The Art and Science of Remembering Everything” (Joshua Foer)
Foer đã dành nhiều năm để nghiên cứu việc cải thiện trí nhớ. Anh đã áp dụng kỹ thuật xưa cổ từ những học giả thời Trung Cổ cho đến những phương pháp bị lãng quên. Cuốn sách này phản ánh nỗ lực tuyệt vời của Foer.
“Watchmen” (Alan Moore và Dave Gibbons)
“Watchmen” được xem là tiểu thuyết hình ảnh vĩ đại nhất trong lịch sử. Tác phẩm từng đạt giải Hugo, kể về sự sa ngã của một số siêu anh hùng, đồng thời truyền cảm hứng cho các tiểu thuyết hình ảnh khác như “V for Vendetta” hay “Batman: The Dark Knight Returns”. “Watchmen” cắt bỏ toàn bộ khái niệm phổ biến về siêu anh hùng.
“Flowers for Algernon” (Daniel Keys)
Một tác phẩm bất hủ của Daniel Keys. “Flowers for Algernon” như một bản ghi chép lại quá trình hồi phục của một người bị chậm phát triển và cho thấy quá khứ ảnh hưởng đến tương lai như thế nào. Algernon là tên con chuột nhân vật chính đặt cho. Nó cùng với anh trải qua biết bao nhiêu thử thách, để rồi…
—-
Lược dịch: Phúc – Nguồn: Independent
Post A Comment: